Mosaic là gì? Sức hấp dẫn của nghệ thuật mosaic trong đời sống
Mosaic là một trong những trường phái sáng tạo nghệ thuật dùng nhiều mảnh ghép khác nhau để trang trí. Nghệ thuật Mosaic thường sử dụng các vật liệu như: gốm, sứ, gỗ, kính, đá để xây dựng nên những tác phẩm độc đáo và lạ mắt. Trong bài viết dưới đây, https://quangminhmosaic.com/ sẽ giúp bạn biết được toàn bộ thông tin về Mosaic và sức hấp dẫn mà nó mang lại cho đời sống hiện nay.
Mosaic là gì?
Theo nghĩa tiếng Việt thì Mosaic còn được gọi là “ghép mảnh”, “khảm”. Mosaic là một trường phái nghệ thuật được ghép lại từ nhiều mảnh khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể hiểu Mosaic là nghệ thuật dùng các mảnh nhỏ để ghép lại thành những thiết kế có cá tính riêng biệt, mang giá trị nghệ thuật cao.
Trong đời sống, nhiều người cũng thắc mắc rằng “khảm là gì” thì những giải thích trên cũng phần nào giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về loại hình nghệ thuật này.
Vậy, nghệ thuật Mosaic ra đời từ khi nào? Lịch sử phát triển ra sao? Dưới đây là những giải đáp tiếp theo dành cho quý đọc giả.
Lịch sử phát triển của nghệ thuật mosaic
Nghệ thuật mosaic có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ những nền văn minh cổ đại như Mesopotamia và Ai Cập. Từ thời xa xưa, mosaic đã là một phần quan trọng của văn hóa và nghệ thuật, đồng thời là biểu tượng của địa vị và giá trị văn hóa.
Giai đoạn đầu của nghệ thuật Mosaic
Nguồn gốc của Mosaic đến từ một ngôi đền Lưỡng Hà tồn tại trong thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nghệ thuật này được làm bằng đá, vỏ sò và ngà voi.
Thông thường, các kiến trúc sư Hy Lạp cổ đại (architectus) đã sử dụng những viên sỏi nhỏ để tạo ra những bức tranh khảm (Mosaic) trong sản phẩm của họ. Người Hy Lạp cũng là người có công trong việc phát triển nghệ thuật khảm thành những công trình kiến trúc tuyệt đẹp và mang tính biểu tượng. Người La Mã cổ đại và người Syria cũng đi sâu vào nghệ thuật khảm, dùng nó để trang trí những tòa nhà rộng lớn, góp phần định hình nên diện mạo của các thành phố và nền văn minh.
Đa phần nghệ thuật khảm La Mã mô tả các vị thần của La Mã, với thiết kế hình học phức tạp và cảnh trong nhà. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, những người có kiến thức và kỹ năng về xây dựng, có trình độ về thiết kế và kỹ thuật bắt đầu tạo ra những bức tranh tường bằng các mảnh Mosaic. Cũng trong thời đại này, nguyên vật liệu tạo nên các tác phẩm khảm trở nên phong phú hơn, người ta bắt đầu dùng gạch smalti, được làm từ thủy tinh. Điểm mạnh của những viên gạch này là được lót bằng lá vàng hoặc bạc tạo độ sâu và độ sáng đẹp mắt cho bức tranh.
Các nhà thiết kế Hồi giáo đã thực hiện các bức tranh khảm của họ bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là zillij, bao gồm việc tạo ra những viên gạch đặc biệt cho một dự án nghệ thuật để những viên gạch khớp với nhau. Hiệu ứng hoàn thiện trong loại hình nghệ thuật khảm này rất liền mạch.
Nghệ thuật Mosaic thời trung cổ
Trong thời kỳ trung cổ, tranh khảm tiếp tục trở thành hình thức nghệ thuật trung tâm. Ở Rome thời kỳ cổ đại, người ta dùng tranh khảm để trang trí lăng mộ, nhà thờ và các tòa nhà quan trọng khác. Những cảnh được thể hiện trong tranh hầu như là Chúa Giê-su và các sứ đồ của ngài. Một số tranh khảm sử dụng biểu tượng, chẳng hạn như cá hoặc chim nước để tượng trưng cho lễ rửa tội.
Cũng trong thời kỳ này, nghệ thuật khảm La Mã đã mở rộng ra ngoài những truyền thống trước đó với những thiết kế hình tượng thực tế hơn. Các nghệ sĩ đã có thể tạo ra những con người thực tế và thậm chí cả một số phối cảnh trong nghệ thuật khảm của họ.
Nghệ thuật Mosaic thời kỳ Phục Hưng
Tuy trong thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật khảm – mosaic không còn được ưa chuộng nhưng những người được giao nhiệm vụ thiết kế các công trình phức tạp và quy mô lớn (architetto) vẫn cố gắng tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng từ các kỹ thuật cũ.
Vương cung thánh đường Thánh Peter được trang trí bằng tranh khảm như một phương tiện để tuân theo các truyền thống lâu đời hơn. Những bức tranh khảm ở Nhà thờ Thánh Peter được tạo ra bởi nhiều nghệ sĩ và chúng được sử dụng để phản chiếu ánh sáng nội thất tạo sự mờ ảo cho nhà thờ. Tranh khảm cũng được ưa chuộng vì chúng tồn tại lâu hơn tranh canvas.
Nghệ thuật Mosaic hiện đại
Hiện tại, nghệ thuật khảm được đón nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài các vật liệu như đá, thủy tinh,… nghệ thuật khảm còn được làm từ gốm Bát Tràng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tranh khảm ở các công trình sang trọng, trong đại sảnh khách sạn, resort cao cấp, trong công viên, nhà hàng, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh,… Nghệ thuật khảm hiện đại cũng có thể phủ trần nhà, tường nhà, sàn nhà, bàn ghế, lọ hoa,…
Mosaic có những loại chất liệu nào?
Mosaic được làm từ khá nhiều loại chất liệu, phải kể đến là: Mosaic gốm sứ, gạch men ceramic, gạch kính, kính, thủy tinh, gương vỡ, đĩa CD tái chế, đá marble, đá cẩm thạch, đá tự nhiên, đá thạch anh, đá Smalti, sỏi, gỗ,…
Ngày nay, Mosaic gốm xuất xứ từ làng gốm “Bát Tràng” đang được đưa vào các công trình dân dụng và công cộng ở Việt Nam khá nhiều, giúp tăng giá trị thẩm mỹ, giá trị truyền thống của đất nước.
Điểm độc đáo của tác phẩm khảm Bát Tràng đó chính là vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cùng tính bền vững theo thời gian.
Tính linh hoạt và ứng dụng của mosaic trong đời sống
Như đã nói ở trên, nghệ thuật khảm đang được ứng dụng vào đời sống khá đa dạng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Phải kể đến đó là trang trí kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, thiết kế nội thất và công trình công cộng.
Trang trí kiến trúc
Nghệ thuật khảm trong trang trí kiến trúc được nhiều người ứng dụng từ các ngóc ngách của cuộc sống. Dễ thấy ở những công trình đồ sộ đến những bể bơi, bức tường rào.
Tại Quang Minh Mosaic, gốm mảnh ghép được ứng dụng vào làm tranh mosaic về các chủ đề như:
- Tranh hoa sen
- Tranh phong cảnh
- Tranh phong thủy
- Tranh hoa lá
- Tranh thiếu nhi
- Tranh Module.
Ngoài ra, Quang Minh Mosaic còn có cả các sản phẩm về gạch Mosaic, bàn ghế mosaic với đủ hình dạng độc đáo, tham gia vào trang trí các công trình khách sạn, resort, biệt thự, nhà riêng, bể bơi để tạo nên tác phẩm Mosaic mang lại dấu ấn riêng biệt và độc đáo.
Nghệ thuật điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc ghép mảnh là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật mosaic. Loại nghệ thuật này thường dùng các viên gạch, đá, thủy tinh, hay các vật liệu để tạo ra các mảnh nhỏ, sau đó ghép lại chúng với nhau tạo thành một tác phẩm đặc biệt.
Ở Quang Minh Mosaic, chúng tôi dùng gốm Bát Tràng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, bởi chất liệu này hội tụ được nhiều ưu điểm như: thuận tiện trong quá trình tạo hình và cắt ghép, có tính chịu nhiệt cao, sự đa dạng về màu sắc, chứa đựng nét đẹp văn hóa cũng các kỹ thuật thủ công truyền thống.
Nghệ thuật điêu khắc Mosaic có 3 bước làm cơ bản, đó chính là:
- Cắt và ghép
- Làm mịn
- Gắn trên bề mặt
Đối với nghệ thuật điêu khắc Mosaic, chúng ta thường thấy với 2 phong cách phổ biến, đó là: truyền thống và hiện đại. Mỗi phong cách sẽ có một ý nghĩa độc đáo khác nhau.
Thiết kế nội thất
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Mosaic có thể thiết kế nhiều loại nội thất khác nhau. Cụ thể tại Quang Minh Mosaic, bạn sẽ thấy Mosaic gốm được ứng dụng vào ốp lát tranh trang trí các bức tường phòng khách, phòng ngủ, bếp, làm các sản phẩm decor như: mặt bàn gốm, bàn trà cafe, bàn ghế sân vườn, và làm gạch trang trí lát sàn, ốp tường.,… tạo điểm nhấn.
Thiết kế Ngoại thất – Công trình công cộng
Thiết kế Ngoại thất – Công trình công cộng bằng khảm đem lại không gian độc đáo và thú vị.
Kiến trúc sư và nghệ nhân có thể tạo nên những bức tranh ngoại thất lớn bằng nghệ thuật gốm ghép mảnh. Những chủ đề hướng tới thường là văn hóa địa phương, lịch sử, hoặc các biểu tượng nổi tiếng.
Thêm vào đó, nghệ thuật tranh khảm này còn có thể trang trí ở các sảnh, lối đi, cột, cổng, tường bao, hàng rào, tượng đài, sân chơi, bảng chào mừng,…đều đem lại cho người chiêm ngưỡng cảm giác thích thú vì độ tinh tế cao.
Sức hút đặc biệt của phong cách mosaic
Phong cách Mosaic được đông đảo người xem là lối thiết kế thủ công trừu tượng bởi các tác phẩm của nó lúc nào cũng mang đầy màu sắc, độc bản và tính tượng hình cao. Tuy nhiên, sức hút đặc biệt của phong cách này vẫn nằm ở 3 điểm chính, đó là: độ bền, tính tùy chỉnh cao và chất liệu khảm đa dạng.
Độ bền
Khi chọn đúng vật liệu, lắp đặt đúng kỹ thuật thì độ bền của các tác phẩm khảm sẽ không còn gì đáng để bàn cãi.
Người ta nói bền nhất vẫn là gốm Bát Tràng, bởi độ cứng cao và chịu được thời tiết khắc nghiệt nếu trưng bày ngoài trời.
Tùy chỉnh cao
Sở dĩ nói nghệ thuật tranh khảm này mang tính tùy chỉnh cao bởi vì nó vốn được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, có thể chỉnh từ các chi tiết nhỏ tới các chi tiết lớn.
Bạn có thể tự chọn lựa những vật liệu gần gũi với cuộc sống để tạo thành một tác phẩm tranh ghép hoàn chỉnh. Cũng chính vì điều này mà nghệ sĩ và nhà sản xuất phải có tay nghề và chuyên môn cao mới có thể thổi hồn vào tác phẩm, nâng nó lên một tầm cao mới.
Chất liệu khảm đa dạng
Một điểm nữa khiến phong cách khảm thu hút nhiều người chính là nó có thể được làm từ gỗ, kính, đá hoặc gốm Bát Tràng,…. Mỗi loại vật liệu đều tôn vinh lên được giá trị nghệ thuật của tác phẩm nếu sản phẩm đó được chế tác bởi những nghệ sĩ, nghệ nhân có tâm và có tầm.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Mosaic – một loại hình nghệ thuật lâu đời và vẫn luôn được yêu thích cho đến ngày nay. Với những ưu điểm nổi bật như khả năng tạo ra những hình ảnh, hoa văn hoạ tiết sống động, độc đáo, nghệ thuật Mosaic đã trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho trang trí không gian sống.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách trang trí độc đáo, ấn tượng, Mosaic chính là sự lựa chọn dành cho bạn. Với sự sáng tạo và tinh tế của các nghệ nhân, Mosaic sẽ giúp biến không gian sống của bạn trở nên tươi mới, sang trọng và đầy cá tính. Liên hệ ngay với Quang Minh Mosaic để được tư vấn và báo giá chi tiết.
CÔNG TY CP GỐM SỨ QUANG MINH
Số 71 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Email: info@quangminhmosaic.com
Tổng đài tư vấn: 093.888.1970